Đồng là kim loại quan trọng nhờ khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và độ bền cao. Hiểu rõ khối lượng riêng của đồng giúp tối ưu hóa việc sử dụng và tái chế, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kinh tế trong thu mua phế liệu. Tuy nhiên, nhiều người dùng hiện nay vẫn chưa nắm rõ khối lượng riêng tiêu chuẩn của đồng là bao nhiêu cũng như cách tính toán thông số này. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác giá trị của đồng.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khối lượng riêng của đồng, cách quy đổi thể tích sang trọng lượng một cách chính xác. Điều này không chỉ đảm bảo giao dịch thu mua phế liệu được minh bạch, hạn chế gian lận mà còn tối ưu lợi ích cho cả bên mua và bán.
Đôi nét về kim loại đồng
Đồng là một trong những kim loại được sử dụng phổ biến và có giá trị cao trong công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực thu mua phế liệu. Kim loại đồng, hay còn được biết đến với ký hiệu hóa học Cu (Cuprum) và số nguyên tử là 29, xuất hiện tự nhiên dưới dạng kim loại nguyên chất hoặc được khai thác từ quặng đồng. Đồng có thể sử dụng trực tiếp hoặc nung chảy từ quặng đồng thô.
Đặc điểm trong hoá học của đồng như sau:
Đặc điểm hóa học của kim loại đồng | |
Số nguyên tử | 29 |
Điểm sôi | 2.562 độ C |
Trọng lượng | 63.546 |
Điểm nóng chảy | 1.085 độ C |
Trạng thái | Chất rắn |
Cấu trúc tinh thể | Tâm diện lập phương |
Đồng sở hữu những đặc tính điển hình của kim loại chuyển tiếp, bao gồm tính dẻo, khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhờ những tính chất này, đồng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất dây điện, cáp điện, vật liệu xây dựng, đến các thiết bị điện tử và viễn thông.
Nhờ những tính chất này, đồng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất dây điện, cáp điện, vật liệu xây dựng, đến các thiết bị điện tử và viễn thông. Đồng không chỉ là một kim loại quan trọng trong lịch sử mà còn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hiện đại nhờ tính ứng dụng cao và độ bền vững.

Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?
Khối lượng riêng của đồng được các nhà khoa học xác định bằng 8,96 g/cm³. Đây là thông số chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và thu mua phế liệu để nhận diện đồng nguyên chất.
Ngoài khối lượng riêng, đồng còn nhận diện qua:
- Nhiệt dung riêng của kim loại đồng là 380J/kg.K
- Trọng lượng riêng của đồng = khối lượng riêng = 8,96 g/cm³
Đơn vị đo khối lượng riêng trong hệ đo lường quốc tế (SI) là kilogam trên mét khối (kg/m³). Khối lượng riêng giúp xác định vật liệu cấu tạo của vật thể bằng cách so sánh với bảng tra khối lượng riêng tiêu chuẩn, hỗ trợ kỹ sư và nhà sản xuất trong thiết kế và phân loại kim loại.

Khối lượng riêng của các loại đồng
Trên thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại đồng khác nhau với các thành phần hợp kim và khối lượng riêng khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về khối lượng riêng của 5 loại đồng phổ biến trong việc thu mua phế liệu:
- Đồng đỏ (Copper): Gần như đồng nguyên chất, màu đỏ đặc trưng và khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Khối lượng riêng của đồng đỏ là 8,96 g/cm³ (tương đương 8960 kg/m³).
- Đồng thau (Brass): Hợp kim của đồng (Cu) và kẽm (Zn) , có màu vàng óng, độ bền và dẻo tốt hơn đồng nguyên chất. Khối lượng riêng của đồng thau dao động từ 8,1 – 8,73 g/cm³.
- Đồng thanh (brông): Hợp kim của đồng với các nguyên tố như thiếc (Sn), nhôm (Al)…, trừ kẽm (Zn). Khối lượng riêng phổ biến khoảng 7,4 – 8,9 g/cm³ tùy thuộc vào loại brông.
- Đồng niken (Cupronickel): Hợp kim đồng – niken, nổi bật với khả năng chống ăn mòn tốt, thường được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải. Khối lượng riêng của đồng niken khoảng 8,5 – 8,7 g/cm³.
- Đồng nickel bạc: Hợp kim đồng – kẽm – niken, có khối lượng riêng tương đương đồng thau.

Cách đo và công thức tính khối lượng riêng của đồng
Khối lượng riêng của đồng là một thông số quan trọng giúp xác định tính chất và ứng dụng của kim loại này. Để xác định khối lượng riêng của đồng, bạn có thể thực hiện theo 3 bước đơn giản sau:
Bước 1: Xác định khối lượng (m): Sử dụng cân chính xác để đo khối lượng mẫu đồng, ghi lại giá trị này với đơn vị tính thường là kilogam (kg).
Bước 2: Xác định thể tích (V):
- Dùng bình chia độ chứa nước, ghi lại mức nước ban đầu.
- Thả mẫu đồng vào bình và đo mức nước dâng lên. Thể tích của mẫu đồng chính bằng lượng nước dâng lên, có thể tính bằng mét khối (m³) hoặc lít (1 lít = 0,001 m³).
Bước 3: Tính khối lượng riêng:
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng:
D = m / V
Trong đó:
- D: Khối lượng riêng (kg/m³)
- m: Khối lượng (kg)
- V: Thể tích (m³)
Công thức này giúp tính khối lượng riêng, khối lượng hoặc thể tích khi biết hai trong ba đại lượng. Phương pháp trên không chỉ đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc xác định khối lượng riêng của đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố như tạp chất trong mẫu đồng hoặc độ chính xác của thiết bị đo cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Ví dụ thực tế: Giả sử bạn đang có một khối đồng có khối lượng 2 kg và thể tích 0,00022 m³, khối lượng riêng của nó được tính như sau:
D = 2 / 0,00022 ≈ 9090,91 kg/m³.

Dưới đây là bảng công thức tính 3 loại đồng tròn:
Loại đồng | Công thức tính khối lượng | Trong đó | |
Đồng tròn đặc | m = π × r² × L × 8,96 | T: Độ dày (mm) W: Chiều rộng (mm) L: Chiều dài (mm) DKN: Đường kính ngoài (mm) DK: Đường kính (mm) Tỉ trọng: 8.95 (g/cm³) | |
Đồng thanh cái | m = T× W × L × Tỉ trọng trọng/1000 | ||
Đồng đỏ tròn ống | m = ((DKN – T) × T × L × π × tỉ trọng) / 1000 |
Phương pháp xác định khối lượng riêng của đồng
Khối lượng riêng tiêu chuẩn của đồng là 8,96 g/cm³, nhưng giá trị này có thể thay đổi nhẹ do tạp chất hoặc điều kiện môi trường. Để xác định khối lượng riêng của đồng trong thực tế, có thể áp dụng 2 phương pháp sau:
Dùng lực kế
Lực kế là dụng cụ phổ biến dùng để đo khối lượng và trọng lượng của vật. Đặc biệt, nó còn có khả năng xác định thể tích đồng thời.
Chỉ cần sử dụng lực kế, bạn có thể đo được khối lượng và thể tích của mẫu đồng, sau đó áp dụng công thức D = m/V để tính khối lượng riêng một cách chính xác.
Dùng tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế là thiết bị thủy tinh chứa thủy ngân hoặc kim loại nặng, giúp đo tỷ trọng của mẫu đồng. Từ kết quả tỷ trọng thu được, bạn có thể suy ra khối lượng riêng của đồng một cách dễ dàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng riêng của đồng
Trong thực tế, khối lượng riêng của đồng có thể dao động nhẹ quanh giá trị tiêu chuẩn do chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến khối lượng riêng của đồng:
- Nhiệt độ và áp suất: Khi nhiệt độ tăng, nguyên tử dao động mạnh hơn khiến khoảng cách giữa các nguyên tử lớn hơn, dẫn đến thể tích tăng và khối lượng riêng giảm. Ngược lại, áp suất cao làm giảm khoảng cách giữa các nguyên tử, tăng khối lượng riêng.
- Tạp chất: Hàm lượng tạp chất trong đồng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng riêng. Một số tạp chất có khối lượng riêng lớn hơn đồng (như vàng, chì) làm tăng khối lượng riêng, trong khi các tạp chất nhẹ hơn (như nhôm, kẽm) làm giảm khối lượng riêng. Đồng nguyên chất (99,9%) có khối lượng riêng ổn định nhất.
- Cấu trúc tinh thể: Đồng có thể tồn tại ở nhiều dạng như đồng nguyên chất hoặc hợp kim đồng thau. Sự sắp xếp nguyên tử trong mạng tinh thể ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ vật liệu, từ đó tác động đến khối lượng riêng.
- Quy trình xử lý: Các phương pháp gia công như đúc, cán hoặc xử lý nhiệt có thể làm thay đổi cấu trúc và tính chất cơ học của đồng. Điều này dẫn đến sự biến động trong khối lượng riêng, tùy thuộc vào quá trình sản xuất.

Ứng dụng thực tế dựa trên khối lượng riêng của đồng
Việc xác định khối lượng riêng của một vật liệu, đặc biệt là đồng và các kim loại khác, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Hiểu rõ thông số này không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mà còn mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn. Cụ thể như:
Trong ngành điện
- Sản xuất dây dẫn điện cần đồng nguyên chất để đảm bảo khả năng dẫn điện tối ưu
- Cuộn dây motor điện cần đồng có độ tinh khiết cao để giảm tổn thất điện năng
- Các thiết bị chuyển đổi điện năng được tính toán dựa trên khối lượng riêng của đồng để đạt hiệu suất cao
Trong cơ khí
- Sản xuất ổ trượt, bánh răng yêu cầu hợp kim đồng có khối lượng riêng phù hợp để đảm bảo độ bền và khả năng chịu mài mòn
- Linh kiện cơ khí chính xác cần đồng có khối lượng riêng ổn định để đảm bảo kích thước sau gia công
- Đồng dùng trong ngành đóng tàu sử dụng các hợp kim có khối lượng riêng và khả năng chống ăn mòn tốt
Trong xây dựng và trang trí nội thất
- Ống dẫn nước, gas sử dụng đồng có khối lượng riêng chuẩn để đảm bảo độ bền và khả năng chống rò rỉ
- Phụ kiện trang trí nội thất sử dụng đồng thau với khối lượng riêng thấp hơn đồng nguyên chất để tiết kiệm chi phí
- Mái nhà, cửa sổ sử dụng đồng thanh (brông) có khối lượng riêng và độ bền phù hợp với điều kiện thời tiết

Khối lượng riêng của đồng không chỉ quan trọng trong công nghiệp, xây dựng và sản xuất mà còn ảnh hưởng đến thu mua phế liệu. Dựa vào khối lượng riêng, đơn vị thu mua có thể phân loại và định giá đồng nguyên chất, hợp kim hoặc đồng lẫn tạp chất. Điều này giúp tránh nhầm lẫn với kim loại có màu tương tự nhưng giá trị thấp hơn, đồng thời đảm bảo định giá chính xác, nhất là với đồng nguyên chất có giá trị kinh tế cao hơn.
Tìm hiểu khối lượng riêng của các kim loại khác để xem giữa các kim loại có những điểm nào khác nhau:
Vai trò của khối lượng riêng trong định giá thu mua phế liệu
Trên thị trường phế liệu, đồng là kim loại có giá trị cao. Hiểu rõ khối lượng riêng của đồng và các hợp kim giúp định giá chính xác, đảm bảo minh bạch và lợi ích cho cả người bán lẫn người mua Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phế liệu đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của loại phế liệu này.
Phế liệu đồng là gì? Phân loại phế liệu đồng phổ biến trên thị trường
Phế liệu đồng là các sản phẩm đồng đã qua sử dụng hoặc dư thừa trong quá trình sản xuất, không còn phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu nhưng vẫn có giá trị kinh tế để tái chế. Hiện nay, phế liệu đồng trên thị trường được phân thành 3 nhóm chính:
- Đồng đỏ (đồng nguyên chất): Có màu đỏ đặc trưng, độ tinh khiết cao (trên 99%), có giá trị cao nhất trong các loại phế liệu đồng. Thường xuất hiện dưới dạng ống, thanh, tấm, chân linh kiện điện tử.
- Đồng vàng (đồng thau): Là hợp kim đồng – kẽm, có màu vàng sáng, giá trị thấp hơn đồng đỏ. Phổ biến trong các thiết bị trang trí, vòi nước, khóa cửa.
- Đồng cáp: Đồng thu được từ dây cáp điện, thường có độ tinh khiết cao và giá trị cao trên thị trường. Đồng cáp được thu mua kèm theo vỏ bọc hoặc đã tách vỏ.
Việc phân loại chính xác phế liệu đồng không chỉ giúp xác định giá trị thu mua hợp lý mà còn đảm bảo hiệu quả trong quá trình tái chế, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tại sao khối lượng riêng của đồng ảnh hưởng đến giá thu mua phế liệu?
Khối lượng riêng của đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thu mua phế liệu. Thông số này giúp quy đổi chính xác khối lượng thực tế từ thể tích, đặc biệt hữu ích khi thu mua phế liệu dạng lớn như ống, tấm hoặc khối. Nhờ đó, việc tính toán trọng lượng trở nên chuẩn xác, giúp định giá phế liệu đồng được minh bạch, hạn chế gian lận và đảm bảo quyền lợi cho cả người bán lẫn người mua.
Phế liệu Sơn Báu – Đơn vị thu mua phế liệu đồng uy tín và báo giá mới nhất
Phế liệu Sơn Báu tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thu mua phế liệu đồng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, giá thu mua cạnh tranh và quy trình minh bạch, đáp ứng mọi nhu cầu từ cá nhân đến doanh nghiệp.
Lý do chọn Phế Liệu Sơn Báu
- Thu mua đa dạng: Nhận tất cả các loại đồng phế liệu, từ dây cáp, đồng đỏ, đồng vàng đến đồng vụn, phù hợp mọi quy mô.
- Số lượng lớn: Không giới hạn khối lượng, đáp ứng nhu cầu từ vài trăm kg đến hàng chục tấn.
- Giá cao, minh bạch: Cam kết giá thu mua cao hơn 20-30% thị trường, cập nhật liên tục.
- Phạm vi rộng: Hoạt động tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.
- Quy trình chuyên nghiệp: Phế Liệu Sơn Báu áp dụng quy trình thu mua 6 bước rõ ràng, minh bạch, giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế rủi ro cho khách hàng.
- Thanh toán linh hoạt: Chúng tôi thanh toán ngay sau khi thu gom, với hình thức linh hoạt như tiền mặt hoặc chuyển khoản. Dịch vụ vận chuyển miễn phí giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và yên tâm hợp tác.

Khối lượng riêng của đồng là một thông số quan trọng, không chỉ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà còn trong ngành công nghiệp thu mua phế liệu. Với giá trị tiêu chuẩn 8,96 g/cm³, đồng nguyên chất có thể được phân biệt với các loại hợp kim đồng và kim loại khác, giúp việc định giá phế liệu đồng trở nên chính xác và minh bạch.
Nắm vững kiến thức về khối lượng riêng của đồng giúp cả người bán và đơn vị thu mua phế liệu như Phế liệu Sơn Báu có cơ sở để xác định giá trị thực của phế liệu đồng. Nếu bạn đang có nhu cầu bán phế liệu đồng, hãy liên hệ với Phế liệu Sơn Báu qua số điện thoại hoặc email phelieusonbau@gmail.com để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.
Các câu hỏi thường gặp
Khối lượng riêng của đồng thau là bao nhiêu?
Khối lượng riêng của đồng thau dao động từ 8,1 – 8,73 g/cm³. Khối lượng riêng của đồng thau nằm ở mức trung bình nếu so với các loại đồng khác.
Trọng lượng riêng của đồng?
Trọng lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm³. Trọng lượng riêng thực chất là khối lượng riêng, tức là khối lượng của một đơn vị thể tích đồng nguyên chất.
Khối lượng mol của đồng là bao nhiêu?
Khối lượng mol của đồng (Cu) là 63,546 g/mol. Đồng là một nguyên tố chuyển tiếp có số nguyên tử là 29, và khối lượng nguyên tử (số khối) của nó được xác định là 63,546 g/mol. Do đó, khối lượng mol của đồng chính là giá trị này.